Việc điều hắn vào thành ban đầu chỉ đơn thuần là điều động nhân sự nay lại trở thành một tín hiệu chính trị. Hạ Tưỏng trở nên bất đắc dĩ. Công văn thuyên chuyển sang bộ Ngoại thương tuy cũng không có gì ràng buộc lắm, nhưng cũng không thể gửi đi gửi lại, không thành vấn đề. Xem ra, Dịch Hướng Sư cũng là người khá thú vị. Ông ta nhắc mãi tới Diệp Thạch Sinh, không biết là nhắc thật hay còn dụng ý nào khác?
Quan trọng là Thôi Hướng có dụng ý gì không đây? Ông ta bảo mình tự viết ra một bài suy nghĩ tâm đắc, nói là từ chối bộ Ngoại thương, sợ rằng mục đích thực sự là thử mình. Lẽ nào nhân cơ hội này mà bắt mình nói ra suy nghĩ, thể hiện lòng trung thành với ông ta?
Hạ Tưởng không chắc mục đích thực sự của Thôi Hướng, nhưng lệnh của Phó Bí thư Thôi không thể không làm theo, nên đã trả lời ngay:
– Sau khi về tôi sẽ viết liền, lúc nào viết xong tôi báo cáo ngài ngay.
– Được, cứ làm như vậy đi!
Thôi Hướng ra hiệu tiễn khách.
Mục đích thật sự của Thôi Hướng là muốn mượn suy nghĩ của Hạ Tưởng để níu hắn ở lại tỉnh uỷ. Y cũng lo rằng ngộ nhỡ sự việc có biến, Diệp Thạch Sinh bất thình lình thay đổi đồng ý để Hạ Tưởng đi thì y sẽ rơi vào thế vô cùng bị động. Nếu chuyện này có xảy ra, y sẽ lôi thư của Hạ Tưởng ra để trì hoãn thêm thời gian. Thôi Hướng lúc này càng cho rằng giữ Hạ Tưởng lại bên mình là lựa chọn tốt nhất, vừa có thể theo dõi hắn sát sao, vừa học được từ hắn cách giao thiệp, quan hệ với các đại gia tộc.
Hạ Tưởng gật đầu nói:
– Xin chào phó bí thư Thôi
Rồi quay lưng đi ra. Vừa đến cửa, Hạ Tưởng bỗng đứng lại, nhớ ra Diệp Thạch Sinh có dặn chuyển lời đến Thôi Hướng nên buồn bã vỗ vỗ vào đầu
– Ái chà, lúc nãy tôi có gặp Bí thư Diệp ngoài cổng, Bí thư bảo tôi nhắn hộ tới ngài là khẩn trương triệu tập hội nghị lâm thời, thế mà nãy giờ mải nói chuyện công việc, tôi quên mất.
Nét mặt Thôi Hướng hơi biến sắc:
– Bao giờ thế?
– Lúc gặp Bí thư Diệp, ông ấy nói một tiếng nữa.
Thôi Hướng giơ tay xem đồng hồ, ánh mắt có vẻ gì đó bực tức. Từ lúc Hạ Tưởng vào văn phòng đến giờ là vừa đúng một tiếng đồng hồ. Đang định nổi giận thì y chợt nghĩ nãy giờ y bắt Hạ Tưởng chờ mất ngót nghét hơn nửa tiếng nên biết không thể trách mình Hạ Tưởng được, đành phất phất tay bảo Hạ Tưởng về, không nói năng gì thêm.
Hạ Tưởng thấy vẻ mặt không vui của Thôi Hướng đoán được ngay y đang bực dọc trong người, nghĩ bụng: biết làm sao được, tại ông lãng phí thời gian chứ đâu phải tại tôi. Hắn cũng biết Thôi Hướng sẽ không giải thích với Diệp Thạch Sinh là vì mình mà y bị muộn giờ. Nói năng trốn tránh trách nhiệm kiểu này không phải là thái độ đáng có của Phó bí thư tỉnh uỷ. Thôi Hướng chỉ có thể ngậm bồ hòn, không dám giải thích, chỉ còn cách tốt nhất là nói lời xin thứ lỗi với mọi người.
Hạ Tưởng về đến văn phòng, chẳng mấy chốc mà viết xong bài phát biểu tư tưởng. Viết xong, hắn cũng ít nhiều đoán được ý của Thôi Hướng, rằng ông ta vẫn sợ hắn đi khỏi tỉnh uỷ, hắn nghĩ thầm quả là nực cười. Hắn bây giờ cương quyết muốn ở lại tỉnh uỷ, không phải vì muốn tranh giành cao thấp với Thôi Hướng mà là chờ đợi một thời cơ, sau khi Phó thủ tướng Hà đi thị sát tỉnh Yến, phải xem xem Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng sẽ chọn lựa ra sao, và cục diện tương lai của cái tỉnh Yến này rút cuộc sẽ thế nào!
Xét từ góc độ cá nhân, Hạ Tưởng trước sau hi vọng tỉnh Yến sẽ tiến hành điều chỉnh cơ cấu, bởi vì kinh tế tỉnh Yến lạc hậu, tuy đã điều chỉnh nhưng lại động chạm đến lợi ích cá nhân của nhiều người, nên có thể sẽ gây ra những tranh chấp về quyền lợi, thậm chí còn thất bại. Nhưng cải cách phát triển bao giờ cũng phải từ trong khó khăn mà tìm ra hướng tiến lên, nếu không có quyết tâm, dũng khí và chí tiến thủ thì sao có hi vọng thành công.
Dẫu có đầu rơi máu chảy mà học được nhiều lời chỉ bảo, nhiều kinh nghiệm và tiếp tục đột phá thì khả năng thành công luôn luôn xảy ra. Chỉ có điều hắn không phải người nắm quyền, hắn không có sức ảnh hưởng gì tới những quyết định của cấp trên. Đa số mọi người sẽ mong giữ yên hơn là muốn cải cách. Họ thà để mặc nội bộ yên ổn như thế còn hơn là phải thay đổi tình hình hiện tại, không thì lại tự chuốc thị phi vào mình, không chừng lại còn phải ngậm ngùi mà đi thu dọn hiện trường. Những thất bại thành tiền lệ trong thời gian giai đoạn đầu cải cách thực ra vẫn còn có hi vọng về một tiền đồ to lớn phía trước, và sự thật là cuối cùng dừng đã dừng chân ở cấp tỉnh.
Hơn nữa, dân tỉnh Yến nổi tiếng là bảo thủ, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kém, các doanh nghiệp công nghệ cao ít. Kể cả thành phố Yến, sau đợt điêu đứng vì nhà máy bông phá sản, đúng là không có lấy một nhà máy bông nào thoát được khủng hoảng, có tìm đường ra bằng cách đổi thành xưởng sản xuất đồ nội thất cho giường sập thì mười nơi như một gần như bị phá sản.
Nhưng tỉnh Yến lại vốn nổi danh về sản xuất bông vải, nên khi các nhà máy này phá sản, lượng bông thô đều bị rót về tỉnh Tề và miền Nam cả. Theo đó mà sản phẩm vải bông của tỉnh Tề và mấy tỉnh miền Nam cứ thế tấn công ra thị trường và bán chạy khắp cả nuớc.
Có vô số bài học đau đớn từ sự kiện này.
Cũng không biết được dũng khí của Diệp Thạch Sinh và Phạm Duệ Hằng có còn hay không? Hạ Tưởng không lạc quan lắm về điều này. Nhưng dù trong tình hình nào đi nữa thì trong đầu hắn dường như đã có đối sách.
Giờ ăn trưa, Hạ Tưởng định cùng Dương Thiên Khách ăn cơm nhà bếp, nhưng không ngờ vừa đến nơi lại gặp Tiền Cẩm Tùng.
Thường thì các lãnh đạo tỉnh thỉnh thoảng cũng có ăn cơm nhà bếp nhưng mà rất ít, vì họ đã có nhà ăn riêng. Chỉ có lúc nào tự nhiên hứng thú quan tâm một chút tới dân tình, tạo dựng một chút hình ảnh gần gũi quần chúng thì mới xuất hiện ở nhà ăn.
Tiền Cẩm Tùng đến trước cổng nhà ăn, thân mật đáp lại mọi lời hỏi thăm của từng người, xem ra rất kiên nhẫn. Dương Thiên Khách thì có vẻ do dự một chút nhưng vẫn cướp cơ hội chào hỏi Tiền Cẩm Tùng trước Hạ Tưởng.
Hạ Tưởng không so đo gì cử chỉ thất lễ của Dương Thiên Khách nên đã đợi cho hắn ta chào hỏi xong rồi mới hỏi thăm Tiền Cẩm Tùng. Tiền Cẩm Tùng chỉ khẽ gật đầu với Dương Thiên Khách nhưng lại mỉm cười với Hạ Tưởng, còn nói:
– Hạ Tưởng sao khéo thế? Đúng lúc muốn hỏi cậu xem có rảnh không đây?
Lãnh đạo có việc, không rảnh cũng phải rảnh. Hạ Tưởng bèn nói:
– Có ạ, xin trưởng ban thư ký Tiền cứ nói.
Tiền Cẩm Tùng thoáng nhìn vào trong nhà ăn rồi nói
– Nhiều người quá, không tiện nói, ra ngoài ngồi chút đi?
Hạ Tưởng vội đưa hộp cơm cho Dương Thiên Khách:
– Phiền trưởng phòng Dương đem về văn phòng cho tôi với.
Dương Thiên Khách cuống quýt nhận lời, nét mặt lộ rõ sự hâm mộ nhưng cũng có phần ghen ghét nhìn Hạ Tưởng và Tiền Cẩm Tùng đi xa dần, trong lòng nghĩ Hạ Tưởng chẳng phải chó ngáp phải ruồi sao? Đến cả trưởng ban thư ký Tiền mà cũng có việc tìm hắn sao? Xem ra kiểu gì cũng có sự hay rồi.
Hạ Tưởng thì lại không nghĩ Tiền Cẩm Tùng tìm hắn là có chuyện vui, nên rất thản nhiên đi theo Tiền Cẩm Tùng đến sân tỉnh ủy. Đi mãi tới khách sạn Lam Thiên, Tiền Cẩm Tùng mới nói
– Trưa rồi, ăn với nhau bữa cơm được chứ?
Phòng ăn của khách sạn Lam Thiên là địa điểm chuyên dành cho tỉnh uỷ và uỷ ban, bình thường có tiệc hay hội họp thì đều tổ chức ở đây. Với cấp bậc của Tiền Cẩm Tùng, có thể ký thanh toán. Hạ Tưởng liền nói như tuân lệnh:
– Lãnh đạo định đoạt.
Hạ Tưởng theo Tiền Cẩm Tùng vào trong, người làm trông thấy Tiền Cẩm Tùng bước vào thì lập tức ra nghênh đón. Tiền Cẩm Tùng hơi nghểnh đầu lên nói
– Chỗ cũ, luật cũ.
Nhân viên tươi cười đi trước dẫn đường. Hạ Tưởng nghĩ bụng xem chừng nhân viên ở đây có vẻ rõ mồn một sở thích và phòng chuyên biệt của các lãnh đạo tỉnh uỷ. Không chỉ có cán bộ thường vụ tỉnh uỷ cấp cao như Tiền Cẩm Tùng mà ngay cả những người có chức vụ bình thường như Phó chủ tịch hay các các bộ cấp phó tỉnh trở lên đều có quyền miễn hóa đơn ở khách sạn này.
Hạ Tưởng theo Tiền Cẩm Tùng qua một lối đi dài, nghe thấy cả tiếng nước chảy róc rách từ hai bên. Đến một căn phòng cực kỳ sang trọng, nhân viên khách sạn mở cửa, khom lưng mời hai người vào trong rồi vội vàng cáo lui.
Khi khách và chủ đã ngồi xuống, Tiền Cẩm Tùng nhìn Hạ Tưởng một lúc rồi cười nói:
– Tuổi trẻ, thật đúng là tuổi trẻ. Năm xưa tôi cũng như cậu bây giờ, sung sức, mạnh mẽ lắm, làm đến chức phó chủ tịch huyện Vạn cũng là mãn nguyện lắm. Nay nghĩ lại thấy cứ như vừa hôm qua ấy. Người ta ai chẳng tiếc thời trẻ, nhưng có điều ai cũng muốn nghĩ đến quyền lực cao hơn mà không biết càng có quyền thì đồng nghĩa với tuổi tác ngày càng nhiều.
Hạ Tưởng cũng thấy đồng cảm với những lời đó của Tiền Cẩm Tùng:
– Ngài nói đúng, con người chúng ta cái quý nhất thì lại không biết trân trọng, ví dụ như thời gian. Thời gian dành cho mọi người có vẻ đều như nhau nhưng lại không hoàn toàn như thế. Có người thì tranh thủ từng phút giây, có kẻ lại lãng phí cả năm tháng.
Tiền Cẩm Tùng chuyển đề tài:
– Tiểu Hạ năm nay 27 tuổi rồi nhỉ?
– Vâng ạ!
Hạ Tưởng thành thật trả lời. Dù biết Tiền Cẩm Tùng tìm mình chắc chắn có chuyện, nhưng mà có chuyện gì thì cũng chẳng nên đoán cho mệt người, chi bằng đợi hắn ta chủ động nói ra.
– 27 tuổi đã là cán bộ cấp Cục, cho dù xét trong cả nước ta thì tốc độ thăng cấp vẫn là nhanh đến chóng mặt. Nếu cứ thế này thì, Hạ Tưởng, cậu thử nói xem trước 30 tuổi cậu có lên được chức Giám đốc sở không? Tiền Cẩm Tùng bất thình lình hỏi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 13/09/2017 12:36 (GMT+7) |