– Hôm nào anh giới thiệu em với Cổ Ngọc để hai người làm quen, em cũng chọn một miếng ngọc chỗ cô ấy, có được không?
– Ừ!
Cuối cùng cô bé cũng mở rộng lòng, ngồi lên đùi Hạ Tưởng lấy ngón tay nghịch ngợm vẽ vòng tròn trên ngực hắn:
– Anh đừng trách em nhiều chuyện. Không có người vợ nào lại thích chồng mình đi công tác về trên người có thêm món đồ của người khác tặng. Cho dù là món quà mang nghĩa có qua có lại bình thường thì cũng phải hỏi rõ ràng phải không?
– Đúng vậy, đúng vậy, tại anh vô tâm quá, không nên đeo trực tiếp rồi mới về nhà. Đáng nhẽ nên cất đi, về đến nhà xin ý kiến của em, để em đích thân đeo lên mới đúng quy củ, có đúng không nào?
Hạ Tưởng tiếp tục dỗ.
– Có điều anh cũng thấy khó hiểu, tại sao phụ nữ các em lại không bao giờ yên tâm về đàn ông bọn anh mà không phải ngược lại? Ví dụ như anh chưa bao giờ có cảm giác em sẽ bị người khác lừa đi mất.
– Hứ! Bởi vì phụ nữ từ xưa luôn là chung thuỷ, không giống với đàn ông lăng nhăng. Đàn ông có lòng tham vô đáy, đều ước nguyện có được bầy đàn thê thiếp.
Cô bé hầm hừ nói.
– Cũng không đúng. Nếu phụ nữ đều chung thuỷ hết thì kẻ lăng nhăng bọn anh tìm ai để hiện thực giấc mộng của mình? Ngày nay hoa hồng hạnh mọc ngoài tường cũng không ít, không có hồng hạnh, thì cũng sẽ không có kẻ leo tường tìm hồng hạnh phải không?
– Anh…anh nguỵ biện, anh là đồ xấu, anh dám trèo tường xem, em sẽ đạp đổ thang của anh, để anh cứ ở trên đó mãi không xuống được.
– Ha ha, anh không cần trèo tường, đứng đợi bên ngoài là được rồi. Bây giờ hồng hạnh không những chủ động vượt tường, họ còn ngông cuồng mọc ra bên ngoài tường mặc cho người ta hái đấy.
– Anh được đấy, xem em không đánh anh không.
Chỉ chốc lát câu chuyện lại chuyển qua đề tài nam nữ.
Cô bé liền than thở nói:
– Chuyện nam nữ đúng là không công bằng, từ cổ chí kim đều như vậy. Tại sao một người đàn ông lại thích có được nhiều người phụ nữ như vậy?
Hạ Tưởng liền đại diện tất cả đàn ông trên thế giới nói ra lời tâm can:
– Bởi vì một ấm trà chỉ có một cái chén đi kèm thì không công bằng với ấm trà đó.
– Ấm trà khi chỉ rót nước cho một cái chén thì lại không công bằng với những cái chén đang chờ đợi khác.
Cô bé trả lời một cách mỉa mai.
– Tuy nhiên trong cuộc sống thực cũng có ví dụ sống mấy người đàn ông xoay quanh một người phụ nữ.
Hạ Tưởng chớp mắt, nhịn cười nói.
– Là cái gì? Em không thèm tin.
Cô bé quả nhiên là mắc bẫy.
– Chính là một ổ khoá mà phải chế ra mấy cái chìa khoá đi kèm. Em nói xem vậy có công bằng với chìa khoá hay không?
Cô bé nghe xong cười hì hì:
– Anh thật là xấu, lấy cái ví dụ ở đâu đâu, đầu óc lại không nghiêm chỉnh rồi.
Hạ Tưởng kêu oan:
– Đầu óc anh sao lại không nghiêm chỉnh rồi, anh thấy không thể đường đường chính chính hơn. Một chiếc chìa khoá mở một ổ khoá, một ổ khoá lại có vô số cái chìa khoá. Em nói xem là ổ khoá may mắn hay là chìa khoá không may mắn?
– Đúng là lý lẽ lệch lạc, ăn nói bậy bạ.
Cô bé che hai tai lại.
Hạ Tưởng cười ha ha, gỡ hai tay của cô xuống:
– Nghe anh nói này, nghe anh nói tiếp. Một người con trai từng có nhiều bạn gái, người khác sẽ không cười hắn. Một cô gái mà có vô số bạn trai, người ta sẽ khinh thường cô ta, đàn ông bình thường sẽ không dám lấy làm vợ, có biết tại sao không?
– Chắc chắn không phải lời hay gì, em không nghe.
– Không nghe anh cũng phải nói, bởi vì nếu một cái chìa khoá có thể mở được nhiều ổ khoá thì nó trở thành chiếc chìa khoá vạn năng. Trong cuộc sống ai ai cũng chỉ mong mình là chiếc chìa vạn năng có thể mở được tất cả những khó khăn. Nhưng nếu một ổ khoá mà có thể bị các thể loại chìa mở được, thì ai còn muốn ổ khoá như vậy nữa.
– Ý, anh vô liêm sỉ quá.
Hạ Tưởng đắc ý cười không ngừng.
… Bạn đang đọc truyện Quan Trường – Quyển 4 tại nguồn: http://truyensextv.moe/quan-truong-quyen-4-full/
Ngày thứ hai vừa đi làm, Hạ Tưởng liền báo cáo ngắn gọn với Tống Triều Độ về tình hình công việc trong chuyến đi Bắc Kinh. Tống Triều Độ nghe xong không nói gì mà đứng dậy mở cửa sổ, hút điếu thuốc, trầm ngâm một lúc mới nói:
– Cục diện phía trên bắt đầu phức tạp rồi, giờ đến thế cục trong tỉnh cũng khiến lòng người sầu lo. Cậu có biết vì sao Mã Tiêu lại thừa cơ hội Bí thư Diệp đi công tác tỉnh khác lại đột nhiên khởi xướng tuyên truyền công kích không?
– Bởi vì hắn có Phó bí thư Thôi Hướng ủng hộ.
Hạ Tưởng đến nghĩ cũng không nghĩ nói luôn, nhưng lại thấy sắc mặt Tống Triều Độ càng trầm trọng hơn, trong lòng hắn dao động hỏi tiếp:
– Lẽ nào còn có Uỷ viên thường vụ khác?
– Đúng vậy, Phó Chủ tịch tỉnh Mã cũng bày tỏ ngắn gọn, ông ấy cho rằng với hình thức lúc này, tốc độ điều chỉnh kết cấu sản nghiệp tỉnh Yến đáng nhẽ nên chậm lại.
Tống Triều Độ miễn cưỡng cười.
– Có phải vượt ra ngoài sự tưởng tượng của cậu không?
Mã Vạn Chính cũng phát hiện việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp tỉnh Yến càng thành công thì càng có lợi cho Tống Triều Độ, ngược lại càng khiến cho y lâm vào thế bị động, càng rời xa ngôi báu Chỉ tịch tỉnh hơn. Do đó, đứng trước lựa chọn quan trọng trong sự nghiệp, y phát ra nghi vấn về việc điều chỉnh kết cấu sản nghiệp tỉnh cũng là việc trong tình trong lý. Với lại ngay từ lúc đầu Mã Vạn Chính đã giữ thái độ tiêu cực với việc này, bây giờ những hành động phản đối của y cũng rất phù hợp với lập trường ban đầu của y, nên cũng không đột ngột quá.
Có điều, Hạ Tưởng vẫn có chút nuối tiếc. Trong chính trị đúng là chỉ có lợi ích là vĩnh hằng, hắn và Mã Vạn Chính giờ càng ngày càng xa cách. Tuy ông ta không giống Thôi Hướng sẽ trở thành địch đối nghịch với hắn, thì cũng khó khôi phục lại mối quan hệ chung sống hoà bình như trước kia được nữa.
– Trong mấy vị chuyên gia phát ngôn trên Nhật báo tỉnh Yến, có hai người là cố vấn kinh tế cho Phó Chủ tịch tỉnh Mã, và cũng là bạn cũ với ông ta. Tôi có giao lưu với Phó Chủ tịch tỉnh Mã một lần, ông ấy vẫn giữ nguyên cách nghĩ của mình, cho rằng phương pháp điều chỉnh kết cấu sản nghiệp hiện tại hơi cấp tiến, giai đoạn hiện giờ không thích hợp đề nghị thí điểm các thành phố đợt hai, quyền hạn lãnh đạo của tổ nhỏ hơi rộng, nên thu gọn quyền lực lại một chút.
Tống Triều Độ vứt đi đầu thuốc, ánh mắt dừng lại ở Hạ Tưởng.
– Đương nhiên là tôi cũng biểu thị phản đối, ông ấy cũng không kiên trì, chỉ nói là giữ nguyên ý kiến. Tôi nghĩ là ông ấy cảm thấy Chủ tịch tỉnh Phạm cũng sẽ không nhả ra, cho nên chỉ tăng thêm ít áp lực cho tôi, đợi có thêm cơ hội tiếp theo rồi trình lên tiếp.
Hạ Tưởng gật đầu, bỗng nhiên nghĩ ra cái gì, hỏi:
– Giữa Phó Chủ tịch tỉnh Mã và Trình Hi Học liệu có mối liên hệ gì không?
Tống Triều Độ khẽ cười:
– Được lắm, suy nghĩ của cậu cũng nhanh nhạy lắm. Theo những gì tôi biết, có lẽ là không có. Giữa đại diện cho lợi ích của Tập đoàn là Trình Hi Học và hậu đài ở Bắc Kinh của Phó Chủ tịch tỉnh Mã hầu như không có giao kết gì. Cho dù là có thì cũng không nhiều. Dù sao chuyện nhỏ thì có thể giấu được người khác, còn một số chuyện lớn, mối quan hệ giữa các cấp trên thì ai ai cũng rõ trong lòng cả.
Hạ Tưởng nói không lo lắng:
– Nếu như Phó Chủ tịch tỉnh Mã và Trình Hi Học đều có cùng chung một hậu đài thì lại là chuyện tốt. Nhưng nếu mà không phải, thì chứng tỏ rằng đối thủ của chúng ta mạnh lạ thường.
Tống Triệu Đô hiếm khi được thấy vẻ mặt Hạ Tưởng lo lắng nên buồn cười:
– Lạ ghê, hiếm khi được thấy dáng vẻ ưu tư của cậu. Trước kia cậu có gặp chuyện gì cũng không vội hoang mang, lo lắng, hôm nay sao lại mặt mày nhăn nhó thế? Không phải lo. Chuyện tranh chấp của bên trên khắc được bên trên lo, tranh chấp trong tỉnh thì tỉnh cũng sẽ cố hết sức giải quyết. Mỗi người đều có đối thủ giành riêng cho nhau. Cậu lo cái nỗi gì? Huống chi Phó Chủ tịch tỉnh Mã và Phó bí thư Thôi cũng không phải là đồng hội, lời nói chung giữa bọn họ không nhiều, họ sẽ không liên kết thành hội đâu. Tôi không sợ tình thế phức tạp, chỉ sợ mọi người đều kết thành bè lại, tình thế mà trong sạch trở lại thì rất khó có thể kiếm lợi trong thời loạn.
Thật ra là Hạ Tưởng đang âu sầu về bài luận chiến sự, hắn biết một khi bài của mình được đăng lên báo quốc gia, sẽ càng trở thành cái gai trong mắt Mã Tiêu, và theo đó báo chí trong nội tỉnh cũng sẽ cuốn theo vào bài luận chiến, nói không chừng hắn còn phải gia nhập vào hàng ngũ ủng hộ điều chỉnh kết cấu sản nghiệp tỉnh Yến nữa, và cùng soạn văn phản kích lại với các chuyên gia, giáo sư có thái độ ủng hộ đó.
Hạ Tưởng vẫn cảm thấy đau đầu bởi chuyện viết văn ấy, dù sao hắn cũng không phải là chuyên gia, viết văn không phải là sở trường của hắn. Để viết ra một bài luận cũng phải vắt óc suy nghĩ, rất mệt mỏi, huống chi luận chiến và mắng chửi cũng chẳng có mấy khác biệt, chỉ là văn minh hơn một chút, không chửi ra miệng bằng những từ thô tục mà thôi. Chỉ có điều, khi nhìn thấy người khác từng câu từng câu phản bác lại bài luận của mình thì cũng chẳng tránh được sự tức tối trong lòng.
Chỉ nghĩ thôi cũng đã rất tức giận rồi.
Và nữa, cũng vì sự bất hoà về quan niệm lý lẽ với Phó Chủ tịch tỉnh Mã gây ra tác dụng phụ chính là, hắn không muốn vì đó mà ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hắn và Phùng Húc Quang. Hắn không phải là sợ sự việc không giải quyết được, mà là chỉ trong chốc lát nhiều chuyện cùng lúc xảy ra như vậy sẽ khiến con người khó tránh khỏi sự giận dữ.
Nhưng nếu nghĩ lại, trước kia Khâu Tự Phong đối đầu với hắn, cuối cùng lại trở thành người bạn tri tâm của hắn. Ngày trước mối quan hệ với Phó Chủ tịch tỉnh Mã còn tốt đẹp, thì bây giờ lại càng lúc càng xa. Giữa người với người có lúc vì lợi ích mà sát lại gần nhau, cũng có lúc sẽ vì thứ đó mà phân chia, xa cách, đây cũng là chuyện thường tình không cần quá so đo tính toán làm gì. Hắn và Mã Vạn Chính từ trước tới giờ không có giao tình tốt đẹp lắm, nhưng giờ đây vì hắn xích gần với Tống Triều Độ quá, muốn giúp ông ta ngồi lên ngai Chủ tịch tỉnh quý báu, có sự xung đột lợi ích thì tâm trạng có sự ngăn cách là có thể hiểu được.
Cũng may Mã Vạn Chính hành sự cũng tương đối ngay thẳng, lại có sẵn mối giao tình từ trước, mỗi người chỉ cần dựa vào khả năng riêng của từng người là được, cũng sẽ không đến nỗi ra tay trong bóng tối, do đó, đến cuối cùng chắc cũng không biến thành kẻ địch đối nghịch với nhau.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 13/09/2017 12:36 (GMT+7) |