Tôi đã từng lấy những lời bay bướm của Xuân Diệu làm lẽ sống: Làm sao sống được mà không yêu, không nhớ không thương một kẻ nào. Vậy nên khi chưa theo kịp lẽ sống đó, tôi thấy mình dường như cô đơn đến cô độc! Lẻ loi đến vô cùng!
Một ngày cuối xuân mơn man nắng. Thong dong uể oải trên đường về nhà, tôi chợt thấy chiếc xe điện màu xanh quen thuộc, bên cạnh là cô gái đang cố gắng mệt nhoài cố dắt chiếc xe lên con dốc cầu vượt dài trước mặt. Tuyết Linh, tôi hơi khựng lại trong thâm tâm khẽ động.
– Xe bị sao vậy Linh?
– Ngoái nhìn lại thấy gương mặt “kẻ bắt cá hai tay” đáng ghét, lại đang bực bội, có lẽ do hư xe, Linh gắt – Không thấy sao còn hỏi.
– Vốn biết trước cô bạn này có thành kiến với mình, tôi không quan tâm, dù sao người ta trách mình cũng đúng, không chút lưỡng lự, tôi tiếp – Linh qua đi xe V nè, để V dắt lên cho, xe điện nặng, dốc lại dài, Linh dắt sao nổi?
– Cô bạn trừng mắt: Ông làm cách này để lấy lòng người khác thì được chứ tui thì không, kệ tui!
– Thoáng lưỡng lự, tôi nhớm chân định đạp đi, nhưng dằn lòng một chút lại thôi. Thấy một người con gái giữa chiều tà nghiêng nắng đang cố gắng như vậy, dù không phải là Linh, tôi cũng không đành lòng, huống hồ trước đây cô bạn cũng giúp mình không ít chuyện thư từ với ai kia. – Linh nghĩ sao cũng được, qua đi xe V đi, V dắt giúp cho!
Nói rồi không đợi cô bạn lên tiếng, tôi nhích xe tới rồi bật chân chống, qua đỡ lấy chiếc xe điện màu xanh từ tay Linh. Thoáng chút bất ngờ, có lẽ còn đang ngạc nhiên kiểu như “tên này giả ngốc hay làm bộ tử tế? Mình nói vậy rồi còn ra vẻ?” Nhưng dường như cũng đã mệt nhoài với nửa con dốc, mồ hôi toát ra ướt hết lưng áo dài mỏng manh phía sau, cô bạn cũng thở phào đi bên cạnh dắt lấy chiếc trắng đen của tôi.
– Ông làm vậy thì ông vẫn là đồ đáng ghét thôi!
– …
– Thấy tôi tiu nghỉu không nói gì, Linh tiếp: Lúc đầu thấy còn được, càng về sau càng giả dối, đúng không thể nào nhìn thấu được bên trong con người mà.
– Nghe tới đây tôi nhướng mày lên khịa lại: Bên trong, Linh muốn thấy gì? Không phải là…
– Hơi chút đỏ mặt, Linh gắt lên: Ông còn dám đùa, đúng là loại người…
– Linh đã nói đồ này đồ nọ rồi, giờ lại còn loại này loại nọ, Linh thân với Thương, chắc hiểu Thương ít nhiều, nhưng Linh có hiểu V không?
– …
– Nghe giọng tôi trầm đục, có lẽ biết mình lỡ lời hơi nặng quá, Linh im lặng không nói, thấy vậy tôi tiếp: V xin lỗi, thật V cũng chẳng biết mình nên làm gì cho đúng, nếu có thể, Linh giúp V một chuyện nữa thôi được không?
– Chuyện gì, ông lại gửi thư nữa à? Đừng mơ!
– Không, gửi giúp V cuốn lưu bút…
– … Không biết do dự gì trong giây lát, Linh nói: Đưa đây!
– Mai hay ngày kia đi, giờ V không cầm theo đây.
– Sao ông không tự đưa?
– V nghĩ, nếu V không gặp Thương sẽ tốt hơn… – ậm ờ một chút tôi tiếp – đại khái là khả năng Thương nhận sẽ cao hơn.
– Ông nghĩ tui đưa là Thương nhận còn ông đưa thì không?
– Ừ, chính là vậy.
– Nếu là lưu bút thì được, nhưng tui nghĩ Thương sẽ không viết cho ông đâu.
– Chắc chắn sẽ viết!
– Linh trợn tròn mắt – Sao ông khẳng định vậy?
– … chỉ là có lòng tin thôi. – Dù sao thì điều này tôi nói thật. Lưu bút là lưu giữ, là hoài niệm. Chúng ta ở tuổi trẻ, việc máu nóng tranh đua hay cố chấp quyết định hoặc cảm tính làm điều gì đó là hoàn toàn hiểu được. Với sự sâu sắc của mình, Thương chắc chắn sẽ cảm thông, sẽ thấu hiểu, và cũng sẽ muốn lưu giữ…
Hôm sau đến lớp, tôi tiến đến bàn ku Sen:
– Viết lưu bút cho tại hạ xong chưa tiểu thư.
– Vứt ạch lên bàn, ku Sen gắt: Cầm lấy rồi biến về chỗ.
Tôi nhận lấy rồi cười ha ha thật lớn khi thấy ku Sen tiểu thư bị mình chọc đến phun ra lửa.
– Cảm ơn tiểu thư đã chấp bút, tại hạ cung kính không bằng tuân mệnh. – Tôi đùa dai.
– Mi về ngay hay đợi ăn đấm mới về?
– Không dám, không dám, giận hại thận, mong tiểu…
Thấy nó rút cây thước từ trong cặp ra tôi nhảy lùi một bước nói thêm cho hết câu: Mong tiểu thư bảo trọng… Haha. Tự nhiên nói xong, thấy trong ánh mắt nó chợt đổi, không còn bừng bừng lửa giận nữa mà chuyển qua suy tư, hướng ánh mắt theo tia nhìn kia, thấy Diệp đang bên ngoài cửa đi vào, tôi cũng không khỏi ngạc nhiên. Đôi con mắt Diệp có chút sưng đỏ và hơi húp lên, ánh mắt có hơi thất thần, dù đã cố gắng không để lại dù chỉ một làn sương mỏng nào nhưng nếu chú ý kỹ, rõ ràng em vừa khóc, mà cũng không hẳn là vừa khóc thôi, có lẽ đã khóc thật lâu.
Thằng Sen vốn là thằng nhạy bén. Bọn tôi gọi nó là Sen tiểu thư không phải không có lý do. Nó bên ngoài một thân trai tráng cao ráo trắng trẻo, dáng đi cũng nhanh nhẹn vững vàng, nhưng cử chỉ điệu bộ lại có chút ẻo lả, tính tình hay hờn hay giận, dễ hờn dễ tủi. Đó là lý do mấy thằng bọn tôi như ku Thành, Tuyển, Nhân, Liêm ít khi chọc nó, sợ nó “giận luôn”. Nhưng tôi thì khác. Tôi vốn chả quan tâm mấy tới việc nó giận mình luôn hay không luôn, “có giận tới đâu đâu đi nữa thì bạn cũng không bao giờ tránh được mặt mình đâu.” Đôi khi tôi hay kề sát mặt nó gầm gừ như vậy. Nhưng có vẻ nhờ tâm hồn mong manh dễ vỡ này mà nó đặc biệt nhạy bén. Đã không ít lần tôi cảm nhận được sự nhạy bén kèm tinh tế của nó còn vượt xa cả tôi. Hơn nữa, Diệp với Thùy Trang là hai cô bạn gần nhà nó, hay đi chung trên đường đến trường, vậy nên khi nó thấy Diệp buồn, rõ ràng trong mắt nó gợn lên chút suy tư gì đó. Thấy vậy, tôi sáp lại:
– Diệp có chuyện gì hả mi? – Muốn khai thác chút thông tin nên tôi đổi ngay cách xưng hô lúc nãy.
– Không trả lời, nó chỉ lẳng lặng gật đầu.
– Là chuyện gì? Tôi vừa tò mò, vừa nôn nóng.
– Lại tiếp tục không trả lời, nó phất tay ra hiệu tôi về đi.
– Nhưng làm sao tôi về được. Liên kết với vết thương trên mí mắt Diệp hôm đó, tôi linh tính hai việc này có liên quan đến nhau, nghe tiếng trống ngoài cửa vừa vang, tôi giục nó: Mi không nói ta không về.
– Thoáng suy nghĩ gì đó, nó liếc qua – Về đi, lát ra về ta nói, chuyện dài lắm.
Chiều hôm đó, ngồi tụm nhau mấy đứa trong quán nước mía dưới hàng me hoa nở vàng ối bên cạnh trường, có thêm cả ku Tuyển, ku Thành, ku Nhân, ku Danh thằng Sen lẳng lặng kể. Theo lời nó, chiếc xe điện Diệp đang đi không phải ngẫu nhiên mà có. Gia đình Diệp 4 chị em, Diệp là chị hai, cuộc sống không tệ nhưng cũng chỉ tạm ổn chứ không dư giả mấy, mua chiếc xe 5 – 7 triệu vào thời điểm đó không phải điều đơn giản một gia đình nông thôn có thể làm mà không đắn đo.
Là ý gì, tôi hơi thiếu kiên nhẫn nhìn nó. Mua xe điện thì sao?
Nó đằng hắng nhẹ: Cái gì cũng phải có đầu có đuôi. Chuyện cũng lâu rồi, từ năm lớp 9, Toàn là anh thợ may nghĩa khí, lắm bạn, nhiều bè. Một buổi tối mùa hè lớp 9 lên 10, Diệp đi học thêm xong ra sinh nhật bạn đến gần 9h mới về. Vì nhà xa, lại sợ về trễ ba mẹ la đánh nên cố ý đi tắt qua đường mòn khu miếu hoang chỗ gần cầu Quá Giáng. Xui xẻo sao gặp trúng hai thằng say về khập khựng va phải. Chúng không xin lỗi đã đành, thấy khuôn mặt bầu bĩnh đang sợ sệt run rẩy, sẵn men say đưa đẩy bọn nó sấn tới tính làm liều.
Chuyện này ta nghe mấy lần rồi, khu đó bị mấy vụ. – Thằng Thành cảm khái.
Gật đầu như đồng ý với ku Thành, ku Sen tiếp tục: Lúc đó Diệp hét lên chống cự, may sao phía sau có ánh đèn xe máy trờ tới. Một anh thanh niên chạy đến can ra, ai dè lãnh nguyên cú đấm thẳng tay vào mặt. Anh thanh niên không sợ hãi bỏ chạy, vẫn lao đến hai thằng râu xanh đang say men như hai con thú. Vừa xô đẩy, vừa tri hô. Tiếc thay đoạn đường quê vắng vẻ, mãi không ai đến hỗ trợ, sau phút giây điên tiết, máu nóng nổi lên, anh chàng đó vác hai viên gạch thẻ, sau đó một thằng vỡ đầu bất tỉnh, thằng còn lại ôm đầu máu chạy biến dạng. Hôm sau, hóa ra cả bọn đều cùng quê cả. Ỷ ba mẹ có quen biết, nó vác cái đầu may 9 mũi đến nhà Toàn đòi bồi thường, rồi kiện tụng… Xui cho Toàn một cái đã từng dính tiền án cố ý gây thương tích cho người khác, thân cô, thế mỏng, kết quả bị xử 6 tháng tù giam.
Đệch, xui vậy. – Ku Danh nhíu mày.
Bọn tôi không hiểu pháp luật bằng gia đình 3 đời làm công an như ku Danh nhưng cũng thấy án phạt như vậy nặng quá, lại có vẻ hơi bất công.
– Nhưng Diệp sợ ba mẹ tới vậy à? Dám liều lĩnh đi về đường đó. Cùng lắm về trễ thì bị la thôi.
– Mi biết gì mà nói. – Thằng Sen trừng tôi, sau đó kể tiếp: Từ sau chuyện đó, thấy con mình đi xe đạp nguy hiểm quá, đường xá năm đó chưa có đèn như bây giờ đâu, nên ba mẹ Diệp mới thắt lưng mua cho Diệp chiếc xe điện để đi lại cho an toàn.
– Ý mi là đường về nguy hiểm quá nên Diệp mới có xe điện.
– Chính vậy. Xe điện có đèn, lại chạy nhanh. Đi đường lớn chứ khỏi đi tắt, nguy hiểm.
– Mà cũng sau lần đó Diệp có cảm tình không nhỏ với anh Toàn?
– Chính xác. Thằng Sen nói tiếp, năm lớp 9 Diệp vốn là hoa khôi của trường. Tụi bay biết đó, trường làng trường quê, có một con bé xinh xắn, trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường, bé Diệp trong trường, dù không tham gia hoạt động hay có gì nổi bật nhưng riêng khuôn mặt thôi đã tự nhiên nổi như cồn rồi.
– Như bé Mai Ly bên trường Phan Thành Tài hả? – Ku Nhân chen giọng.
– Ừ. Kiểu vậy đó. Đẹp thôi, chả làm gì cũng nổi rồi.
– Nổi thì chắc nhiều đứa để ý, mà Diệp lại chẳng để ý ai, vậy nên càng nổi phải không? – Tôi ra vẻ hiểu biết tính cách của Diệp.
– Đúng. Hồi đó nó chẳng để ý ai, nhưng sau lần đó…
– Nó bắt đầu có cảm tình sâu sắc với anh Toàn, rồi theo thời gian hai đứa yêu nhau. – Tôi hơi buồn bã tiếp lời ku Sen.
– Khúc đó thì mi nói đúng, nhưng sau đó tình cảm kéo dài không lâu. Một phần do ba mẹ Diệp quá nghiêm khắc, phần nữa do thằng Toàn bị cuồng ghen.
– Cuồng ghen? – Tôi lên tiếng khẳng định lại.
– Ừ. Nói vậy mới đúng bản chất. Tụi bay hiểu cá tính trai làng không?
– Trai làng ở góa còn đông, gái làng sao dám lấy chồng ngụ cư.
– Thằng Sen liếc liếc vẻ văn vở của tôi. Gần như vậy. Bất kể thằng nào mon men tới nhà Diệp, thằng đó nhẹ thì ăn tát vô mồm, nặng thì đầu máu chạy về, có đứa còn vứt cả xe lại.
– Nghe đến đây tôi bất chợt đưa tay lau mồ hôi trên trán thầm nghĩ đến việc mình đạp xe đến nhà Diệp tập khiêu vũ ngày xưa.
– Thấy bộ dạng tôi, thằng Sen như hiểu được, nó nói: Mi may mắn đó, vì bé Diệp dẫn mi ra, hơn nữa việc đó cũng chỉ vài lần đầu thôi, sau này kiểu như thỏa thuận gì đó, thằng Toàn không dám manh động nữa, chắc sợ Diệp bỏ nó, cũng có thể sợ tiền án nhiều nữa. Nhưng mà Diệp cũng ngại nó lắm, vì không phải khi nào Diệp cản nó cũng nghe.
– Vậy ý mi Diệp khóc chiều nay là do… anh Toàn đánh hả? – Tôi vừa hỏi vừa mơ hồ nghĩ đến vết sẹo trên mi mắt Diệp hôm trước.
– Không! Toàn chưa bao giờ đánh Diệp, cùng lắm chỉ to tiếng cãi vã chứ chưa bao giờ.
– Sao mi biết? – Tôi hơi ngạc nhiên nhìn ku Sen.
– Thằng Toàn hơi điên nhưng nó có nghĩa khí, nó chưa bao giờ đánh con gái.
– Gật gật đầu tỏ ra thẩm thấu những lời ku Sen nói, tôi cũng hiểu được chuyện ở thôn ở làng, hầu như “ra ngõ cúi chào, 300 nhân khẩu.” (Ý là người ở quê thân thiết, ai ai cũng biết nhau)
– Vậy chiều nay sao Diệp khóc?
– Ta không chắc lắm nhưng tám phần là do ba mẹ nó. Thằng Sen vừa nói vừa cầm ly nước mía tu ực một cái lại tiếp. – Chuyện chiều nay thì ta không chắc nhưng vết rách trên mi mắt nó thì ta chắc.
– Vậy là…
– Ừ, mẹ bé Diệp đánh nó một bạt tai…
Ku Sen còn nói gì đó khúc sau nữa nhưng tôi không nghe rõ, chỉ thấy trong lòng chợt nhói lên những cảm xúc xót xa nghèn nghẹn. Hóa ra… Hóa ra trên đôi vai nhỏ nhắn đó không chỉ đơn giản gồng gánh việc học hành thi cử, cũng không đơn giản chăm lo cho ba đứa em nhỏ phía dưới, còn là áp lực to lớn từ phía gia đình cha mẹ đè nén xuống. Vậy mà… Tôi còn mang đến cho em bao nhiêu buồn khổ, dằn vặt, đau thương trong tình cảm…
Tôi chợt thấy thương Diệp. Thương thật nhiều… Ngồi mơ hồ tưởng tượng đến khuôn mặt rạng ngời vui vẻ tỏa nắng của em ngày xưa, khuôn mặt đó phải nhận lấy một cái bạt tai, dù là ai làm điều đó tôi vẫn thấy không cam lòng… tôi chợt thấy… chợt thấy trong nắng có thật nhiều những bông hoa. Qua lăng kính của màn sương mờ trước mắt mình, tôi ngửa mặt lên trời cho cảm xúc kìm nén lại. Trên bầu trời đó, ánh nắng hanh hao, vàng vọt, ủ rũ, mông lung…
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mùa hạ đầu tiên |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Tình trạng | Update Phần 70 |
Ngày cập nhật | 29/12/2023 11:39 (GMT+7) |