Đó là vào một ngày trời mưa to, tôi ngồi một mình trong phòng bên ly café, suy nghĩ mông lung. Giai đoạn này nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, giá hàng hóa ngành hóa chất cơ bản, phân bón, dầu khí đang ngày càng giảm mạnh. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường hàng hóa trong nước đi đôi với việc nhập khẩu mạnh theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch từ Trung Quốc về, kết hợp với nạn phân bón giả tràn lan trên thị trường dẫn đến khó khăn chung cho toàn ngành. Trung Quốc quyết tâm bóp nát các Nhà máy sản xuất của Việt Nam, còn các bộ ngành thì rất chậm chạp trong việc có các chế tài ứng phó, vì vậy nhìn chung các Nhà máy trong nước đều gặp muôn vàn khó khăn.
Đúng là trò đời. Khi thị trường sôi động, hàng hóa sản xuất ra bao nhiêu bán sạch bấy nhiêu, khách hàng tranh nhau đi đêm để lấy hàng, vận tải cãi nhau, thậm chí đánh nhau để tranh xếp nốt xe vào Nhà máy. Nhưng nay thị trường ảm đạm, nó giống như bắt đáy chứng khoán đang đà down vậy, không một ai muốn mình là người bắt con dao rơi, khách hàng tìm đủ lý do để chê bôi sản phẩm, nào thì hàm lượng dinh dưỡng kém, màu sắc không đạt, hàm lượng tạp chất cao, axit màu như nước gạo… vv…(trong khi vẫn những chỉ số ấy, ngày xưa thì tranh nhau lấy hàng).
Với bối cảnh như thế, Ban Giám đốc họp và đề ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm và công tác thị trường tiêu thụ, trong đó công tác cải tiến chất lượng sản phẩm thuộc về trách nhiệm của mấy thằng kỹ thuật chúng tôi. Thời gian đó áp lực, mỗi ngày tôi đốt có khi phải một bao thuốc.
– Thật mệt mỏi, chúng nó đưa gạo nếp lại bắt nấu cơm tẻ. Nguyên vật liệu đầu vào chất lượng chỉ có nhiêu đó nhưng lại muốn phải ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, ngành kỹ thuật nó có những nguyên tắc mà thật khó để nói khác đi được, đây là điểm khác nhau giữa kỹ thuật và kinh tế – Tôi đăm chiêu suy nghĩ và thở dài.
Không bán được hàng, đồng nghĩa với việc sản xuất không cao tải, tồn kho ngày càng cao thì làm sao chạy cao tải được, dẫn đến toàn bộ lương thưởng của Người lao động đều phải cắt giảm theo tỷ lệ tương ứng. Tôi buồn một, thì anh em bên dưới buồn mười, phía sau anh em còn vợ con, còn gia đình, còn bố mẹ già và hàng trăm thứ chi tiêu trong cuộc sống phải lo lắng. Với tôi, ngoài việc ăn và tích luỹ ra tôi chưa phải lo lắng cho ai cả.
Thời gian này tôi và Vy đang yêu nhau, Vy thường xuyên động viên tôi. Nhưng tôi thì vẫn luôn giữ cho riêng mình nhiều tâm sự, một mặt vì tôi không muốn Vy biết quá nhiều thứ liên quan đến những áp lực của tôi, mặt khác cuộc sống của tôi đang ngày càng nhiều phức tạp hơn.
Chợt tôi nghe có tiếng gõ cửa…
Là Thủ kho.
– Em vào được không anh – Em khẽ nói vì thấy tôi đang hút thuốc.
– Ừ em – Tôi đáp.
Thủ kho tiến vào với vẻ mặt đầy lo lắng xen chút buồn rầu. Em nói:
– Anh ạ, bố của chị Kế toán, mới mất sáng nay, người ta đang đưa về nhà.
Rồi Thủ kho nói tiếp như biết trước rằng tôi sẽ hỏi nguyên nhân:
– Ông cụ đi đường, không hiểu thế nào bị thằng xe chở quặng vượt ẩu tông phải, chấn thương sọ não anh ạ, đã đưa về Việt Đức nhưng người ta trả về. Sáng nay thì người nhà xem giờ, rồi…
Em dừng lại, tôi cũng hiểu câu chuyện tiếp theo.
– Thế bao giờ thì phát tang – Tôi hỏi.
– Hình như sáng mai anh ạ – Thủ kho đáp.
– Ừ, vậy tối nay anh sẽ cùng anh Phó giám đốc đại diện Ban lãnh đạo đơn vị cũ đến thăm hỏi gia đình trước, sáng mai thì đoàn Nhà máy mình ai đi thì em tập hợp danh sách và đi cùng đoàn luôn nhé – Tôi nói.
Thủ kho vâng lời và rảo bước ra cửa.
Tôi lại châm điếu thuốc khác.
– Một nỗi đau quá lớn đối với chị – Tôi đồng cảm. Nhưng có lẽ, chỉ có đây là lý do duy nhất để tôi được gặp lại chị, một người con gái vẫn in đậm hình bóng trong tôi.
Tôi gọi cho anh Phó Giám đốc và hẹn anh tối nay cùng đi, anh Phó Giám đốc nói tôi cứ ở Nhà tập thể, ăn cơm xong anh sẽ đi ô tô riêng xuống đón tôi. Anh Phó Giám đốc mới lấy xe, camry đời cũ nhưng trông vẫn rất đẹp mắt, phải công nhận dòng Camry thì dù sâu xuống 3, 4 đời nhưng dáng xe vẫn không chê vào đâu được.
Tối hôm ấy, phải mất khá lâu tôi và anh Phó Giám đốc mới tìm được nhà của Kế toán. Nhà chị ở sâu trong một con ngõ mà ô tô không vào được, chúng tôi phải để xe ngoài ven đường và đi bộ vào trong cỡ khoảng gần 2km. Ngôi nhà của chị hiện lên thật đơn sơ đậm chất nông thôn, dường như rất lâu rồi không được cơi nới, sửa sang nên nhìn khá cũ kỹ với vườn rau xác xơ và một khu đất trống (trời tối nên tôi không nhìn rõ nhưng tôi cho rằng đó là chỗ nhà chị dành để nuôi gà). Ông anh trai chị bước ra đón chúng tôi vì biết tôi và anh Phó Giám đốc là hai lãnh đạo cũ của em gái. Trên chị còn ba ông anh trai, dưới còn cô em gái đều đã lập gia đình và sinh sống ở địa phương, những lúc như thế này mới thấy được gia đình đông con cháu, khi có công việc cảm giác mọi thứ được sắp xếp, phân công khá chu toàn.
Phải ngồi uống nước và tìm hiểu về câu chuyện lý do tai nạn của ông cụ quãng chừng 30 phút, thì tôi thấy một hình bóng quen thuộc bước ra. Chị vẫn không thay đổi, à không, chị đen hơn thì phải, chị vận một bộ quần áo màu đen kín đáo tuy nhiên tôi vẫn nhận ra khi chị tiến lại gần phía bàn uống nước của chúng tôi. Mắt chị đỏ hoe và sưng húp lên, có lẽ chị đã khóc rất nhiều. Theo sau chị là đứa con gái của chị vẫn đang nô đùa với bọn trẻ con họ hàng, trẻ con mà, chúng chưa hiểu được chuyện gì đang xảy ra.
Chị nhìn thấy tôi và anh Phó Giám đốc, chị cúi xuống chào rất từ tốn:
– Các anh mới đến ạ – Chị chào chung cả tôi và anh Phó.
– Anh em chúng em đến, xin chia buồn cùng gia đình chị, chị cố gắng nhé – Tôi vừa nói và nắm lấy tay chị một cách xã giao.
– Chị cảm ơn – Chị đáp và kéo ghế ngồi xuống.
Trong đám ấy, có một số anh em công nhân của Nhà máy tôi hiện cư trú gần nhà chị cũng qua phụ giúp việc gia đình, thấy tôi và anh Phó đến, họ dừng công việc và kéo ra ngồi cùng bàn uống nước với chúng tôi. Chị thuật lại một lần nữa câu chuyện của bố chị bị tai nạn như thế nào, thằng lái xe đã giải quyết với gia đình ra sao, những ngày điều trị ở Việt Đức như thế nào… rồi anh em công nhân mỗi người thêm một câu chuyện, thoắt cái tôi nhìn đồng hồ đã gần 10 giờ tối.
Tôi nháy anh Phó và cùng đứng lên xin phép gia đình về. Anh trai chị và chị tiễn chúng tôi ra tận cửa. Trước khi chia tay, tôi chia buồn với chị lần nữa, chợt chị nói với tôi:
– Việt vẫn khỏe chứ (tôi tạm lấy tên của tôi là Việt – tôi thích nhân vật Hoàng Việt trong vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ).
Hình như tôi nhớ rằng, chưa bao giờ chị gọi tên của tôi như vậy, trước đây chị đều gọi tôi bằng “Sếp”, à phải rồi, tôi đâu còn là Sếp của chị nữa.
– Em khỏe, chị trông gầy hơn và đen hơn đấy – Tôi nói.
– Ừ, gần nữa tháng chị ở lại Việt Đức chăm bố chị, tiếc rằng, từ lúc người ta đưa đi cấp cứu, ông ấy chẳng bao giờ tỉnh lại để gặp chị lần cuối nữa.
Tôi lại nắm tay chị và nói:
– Em chẳng biết động viên chị thế nào trong lúc này, mong chị cố gắng vượt qua nhé. Sáng mai, anh em ở Nhà máy sẽ qua viếng cụ sau chị nhé.
Chị gật đầu, chúng tôi chào từ biệt chị.
Nhìn theo hình bóng của chị đứng bên cổng nhà từ biệt chúng tôi, bao kỷ niệm giữa tôi và chị lại lùa về trong tôi. Giá mà, không có sự cố năm ấy, biết đâu tôi và chị có thể đến được với nhau.
Trên đường về, trời lại đổ mưa to, tôi lặng im ngắm những hạt mưa qua cửa kính xe ô tô và miên man suy nghĩ về những ngày tháng cũ. Chợt anh Phó cất tiếng hỏi tôi:
– Sếp, người ta bảo, hồng nhan thường bạc mệnh, anh ngẫm thấy cũng đúng.
– Ý anh nói Kế toán sao?
– Cuộc đời anh, cũng gặp một số người phụ nữ xinh đẹp như thế, nhưng phần đông thì đều có những cuộc hôn nhân không kéo dài hoặc một số phận gặp nhiều bất trắc.
Tôi không trả lời, tôi nghĩ lại hình ảnh của chị lần đầu tiên tôi thấy chị khóc trong phòng làm việc, hình ảnh chị mặc áo mưa chạy ra khỏi cổng Nhà máy lúc 12 giờ đêm hôm ấy giữa cơn mưa nặng hạt, hình bóng ấy như miêu tả rõ ràng cuộc đời và số phận của chị lúc này. Nếu như tôi là một người đàn ông đã bỏ vợ, có lẽ tôi đã quyết định đến với chị bằng cả tấm lòng, chứ không phải là sự thương hại của một người đàn ông và ham muốn thỏa mãn tình dục của tôi với chị vào thời điểm ấy.
Giữa tôi và chị, có quá nhiều rào cản.
Anh Phó thấy tôi đăm chiêu như vậy thì lại hỏi chuyện:
– Sếp nghĩ, liệu Công ty chúng ta còn trụ được đến bao giờ với tình hình này?
– Một nhà máy hơn 3000 tỷ vốn đầu tư, Tổng Công ty sẽ không bao giờ để cho nó chết. Chỉ có điều, chúng ta tự chủ được đến bao giờ với chi phí lãi vay hàng tháng phải trả quá lớn, giá thành sản phẩm liên tục giảm, không tiêu thụ được, chỉ còn một chút nữa là chạm đến chi phí biến đổi. Và nếu như dưới chi phí biến đổi, thì phải dừng máy – Tôi giải thích.
– Chết mẹ anh, anh còn đương trả góp cái xe này sếp ạ – Anh Phó đáp.
– Vậy thì anh chuẩn bị dần đi, với tình hình này, em nghĩ không quá 6 tháng nữa sẽ phải dừng sản xuất toàn dây chuyền. Trừ khi…
– Trừ khi sao? – Anh Phó hỏi.
– Có một phép màu – Tôi cười.
Mặc dù tôi là dân kỹ thuật, nhưng trong những lúc rảnh rỗi, tôi cũng nghiên cứu khá kỹ về Quản trị doanh nghiệp, cơ cấu giá thành, chi phí cố định, chi phí biến đổi và một chút về đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tôi tự nghiên cứu qua các bản kế hoạch của Công ty và một số cái được Vy chỉ dạy, tuy nhiên với một sinh viên năm ba, thì mọi kiến thức trong trường của Vy phần lớn là lý thuyết hàn lâm.
Vy yêu tôi say đắm, dường như em quan tâm đến mọi suy nghĩ của tôi, cố gắng mọi cách để bù đắp khoảng thời gian yêu xa, cố gắng để đi thật sâu vào nội tâm của tôi, nhưng tôi không cho phép điều đó. Nếu Vy là một cô gái trưởng thành, có lẽ em đã “đá” tôi từ lâu. Nhưng em mới chỉ là một cô gái 21 tuổi chưa nhiều kinh nghiệm sống, tình yêu sinh viên mà, nó khao khát và cháy bỏng lắm. Tình yêu sinh viên nó là một cái gì đó thật lạ, không màng vật chất, không màng danh lợi, chỉ cần được bên nhau, quan tâm nhau, ôm ấp nhau hoặc thậm chí đơn giản là một nụ hôn trên ghế đá công viên cũng đủ làm Vy xao xuyến. Thời gian yêu Vy, có lần em còn đòi tôi ra công viên Thống nhất để tâm sự với nhau, mặc dù tôi luôn cố gắng đưa em đến những nơi sang trọng nhất, Em đâu biết rằng thời sinh viên, tôi đã thuộc từng hàng cây, ghế đá số bao nhiêu của công viên Thống nhất (tôi đã từng có mối tình sinh viên cũng khá đẹp đấy nhé).
Sáng hôm sau, đoàn Nhà máy chúng tôi đến đám hiếu bố của Kế toán đâu cỡ khoảng 20 người, tôi là Trưởng đoàn. Vì theo quy định Công ty, cán bộ nhân viên cũ đã nghỉ việc thì không có chế độ xe đưa đến, vòng hoa, lễ viếng, nên tôi tự bỏ tiền của tôi đặt một vòng hoa thật sang trọng và thuê một chiếc xe 16 chỗ đưa cả đoàn đi. Viếng xong, chúng tôi ra ngồi uống nước khoảng 10 phút rồi cả đoàn di chuyển về, viếng đám hiếu thường khá nhanh như vậy, tôi cũng không nói chuyện được thêm với Kế toán ngoài những câu cảm ơn và chia buồn.
Khoảng 2 tuần sau đó, tôi nhắn tin hỏi thăm chị. Đó là lần nhắn tin lại sau một khoảng thời gian khá lâu của tôi và chị.
Phải đến chiều muộn thì tôi thấy chị trả lời. Chị nói do ở Công ty may cấm sử dụng smartphone, máy tính lại không kết nối mạng nên chị không xem được tin nhắn. Tôi hỏi han chị về cuộc sống hiện tại của chị, về công việc và một số thứ khác. Phần lớn các Công ty may tư nhân, họ sử dụng lao động một cách rất tối ưu về thời gian (hay nhiều khi còn có phần gọi là bóc lột) nên công việc của chị khá bận, ngoài việc sổ sách và theo dõi nguyên vật liệu, chấm công, khi cần tăng ca chị vẫn phải làm như một công nhân đứng chuyền bình thường. Lương thì tất nhiên thấp hơn so với thời còn ở Nhà máy tôi, may là ngành công nghiệp nhẹ nên thu nhập cũng chỉ ở mức mặt bằng chung như vậy. Chị phải thuê trọ ở cùng một người bạn, chi phí điện nước nhà trọ đâu mỗi người 1 triệu/tháng. Mỗi tháng được đăng ký nghỉ 4 ngày tùy theo nhu cầu, chị thường đăng ký nghỉ vào T7, CN của 2 tuần để được về chơi với con.
Tôi hỏi thăm chị đã có người yêu chưa? – Một câu hỏi nửa đùa nửa thật.
Chị trả lời rằng chị sẽ chẳng lấy chồng đâu, thân mình còn chưa lo xong, lo sao được cho người khác nữa. Trên này nhiều người tán tỉnh chị lắm, có cả bọn đâu tận Hà Nội cũng nhắn tin Facebook gạ gẫm chị (siêu thật). Chị bảo, nếu để sa ngã thì trên thành phố này, chắc chưa mất đến 30 giây.
Tôi cũng kể qua cho chị về tình hình của Nhà máy, về những khó khăn mà chúng tôi đang phải đối diện từng ngày. Chị động viên tôi cố gắng chèo lái con thuyền của Nhà máy, cứu lấy hơn 200 công nhân, tôi chỉ cười và trả lời rằng tôi đâu phải là ông thánh, việc điều hành tổng thể là của Ban Giám đốc, tôi chỉ là một mắt xích, nhiệm vụ là sản xuất cao tải dài ngày, tuy nhiên người ta sắp không cho tôi được sản xuất nữa rồi.
Chị hỏi tôi rằng, tôi có biết chuyện của chị và lý do chị xin nghỉ việc không? Tôi trả lời là có, dĩ nhiên là tôi biết. Có lẽ thời gian qua lâu, nên vết thương lòng của chị phần nào đã vơi đi, chị chỉ hỏi tôi rằng liệu tôi có ghê tởm chị không?
Tôi cười và nói rằng: Tôi trách tôi nhiều hơn vì trong khoảng thời gian ấy, tôi đã không bên chị, chia sẻ khó khăn với chị.
Chị nói lý do đúng như thời điểm khi ấy tôi nghĩ, chị sẽ chẳng bao giờ cho tôi biết về sự việc của chị, chị không muốn tôi có cái nhìn không tốt về chị. Đến khi sự việc vỡ ra, chị cảm thấy không còn muốn đối diện với tôi nữa, chị chọn cách dừng lại.
Rồi bỗng nhiên Chị hỏi tôi rằng tôi đang yêu KCS à?
Câu hỏi làm tôi giật mình.
Các bạn ạ, thời điểm ấy, tôi quả thật là một thằng đàn ông tồi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Chuyện tình với đồng nghiệp |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Làm tình với đồng nghiệp |
Tình trạng | Update Phần 45 |
Ngày cập nhật | 03/04/2024 12:56 (GMT+7) |